Đỗ Trọng có tác dụng gì? Và những bài thuốc phổ biến từ Đỗ Trọng

Đỗ Trọng lâu nay được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Đỗ trọng được biết đến khá phổ biến với công dụng trị thận hư, đau lưng, chân mỏi yếu, cao huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng và động thai ra huyết. Hãy cùng Nhà thuốc Tê Thấp Gia Truyền Lý Sáng tìm hiểu hơn về đặc điểm, nguồn gốc, tác dụng dược tính và trị bệnh của cây đỗ trọng.

Tìm hiểu chung

  • Tên tiếng Việt: Đỗ trọng, Dang ping (Tày).
  • Tên khác: Tư trọng; Tư tiên; Mộc miên; Miên; Miên hoa; Ngọc ti bì; Loạn ngân ty; Quỷ tiên mộc; Hậu đỗ trọng; Diêm thủy sao; Đỗ trọng; Xuyên Đỗ trọng; Miên đỗ trọng.
  • Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
  • Họ: Eucommiaceae (Đỗ trọng).

Đặc điểm tự nhiên

Đỗ trọng là một cây to, có thể cao lên tới 10 – 20m và quanh năm xanh tươi.

Liên Xô cũ đã lai tạo cây này thành cây nhỏ cao 3 – 5m để tiện cho việc thu hoạch, lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu lá nhọn, gốc lá tròn, mép lá có răng cưa, khi đứt lá làm 2 – 3 mảnh sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh lá đo, phiến lá rộng 3,5 – 6,5cm, dài 13cm. Cuống lá Đỗ trọng ngắn 1 – 1,5cm. Hoa đơn tính, hoa đực hoa cái khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi dài 3cm, rộng 1cm dẹt, đầu quả xẻ làm 2 thành hình chữ V.

đỗ trọng

Đỗ trọng

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Đỗ trọng hiện chưa thấy mọc hoang ở Việt Nam. Năm 1958 đưa giống của Trung Quốc về trồng nhưng chưa thành công. Năm 1965 trồng thử Đỗ trọng bằng hạt ngay tại Hà Nội, cây mọc và phát triển rất tốt, đến tháng 9/1969 cây vẫn sống.

Cây mọc được cả ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai). Gần đây ở Việt Nam đã trồng nhiều hơn, tuy nhiên số lượng chưa đủ cung cấp theo nhu cầu sử dụng nên hiện nay vị Đỗ trọng chính thức vẫn phải nhập khẩu. Trên thị trường có bán nam Đỗ trọng là vỏ của những cây khác, nên chú ý để tránh nhầm lẫn (xem chú thích ở dưới).

Đỗ trọng được trồng ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên,..v.v) và ở Liên Xô cũ (miền Nam)

Vào mùa hạ, bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho phẳng, xếp thành đống, chờ 6 – 7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu rồi đem phơi khô. Vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt, khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành.

Bộ phận sử dụng: vỏ thân.

đỗ trọng

Đỗ trọng (Vỏ thân)

Thành phần hoá học

Đỗ trọng được nghiên cứu nhiều để sử dụng do chất nhựa của nó có tính chất như cao su.

Theo J. Parkin (1921) trong Đỗ trọng có 5% độ ẩm; 2,5% tro, 70% nhựa và 22,5% gutta pecka. Tuy nhiên chất gutta pecka này có tính chất đàn hồi kém gutta pecka tự nhiên, việc chiết xuất lại khó khăn, hiệu suất thu được chỉ 2% trong khi chiết xuất ở các cây khác có gutta pecka hiệu suất thu được cao hơn gấp 2 – 3 lần. Từ sau đại chiến lần thứ 2, Liên Xô cũ trồng rất nhiều Đỗ trọng ở vùng Capcado để lấy chất gutta pecka. Theo sự nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ trong vỏ cây Đỗ trọng có 3 – 7% chất có tính chất của gutta pecka , trong lá có 2%, trong quả có 27,34%, ở nhiệt độ 45-700C, chất gutta pecka của Đỗ trọng có tính chất dẻo rất cao, khả năng chịu nước biển và độ cách điện cũng cao do đó dùng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới biển.

Ngoài chất như gutta pecka trong Đỗ trọng có chứa chất màu, chất anbumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Trong lá có tanin và nhựa. không có ankaloid. Dù sao hoạt chất cũng chưa rõ.

Công dụng

Đỗ trọng có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, an thai, hạ huyết áp, ngoài ra còn có tác dụng hạ đường huyết, chống béo phì, chống viêm, chống oxy hóa.

1. Tác dụng bảo vệ hệ tim mạch

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đỗ trọng được coi là một loại thuốc bổ chủ yếu cho bệnh nhân tim mạch. Lignan từ EU khi dùng cho chuột thuộc chủng Okamoto (SHR) với liều lượng 300 mg/kg trong 16 tuần dẫn đến cải thiện quá trình tái cấu trúc mạch máu và giảm huyết áp động mạch trung bình. EU giảm thiểu huyết áp ở liều 500–1000 mg/kg. Bổ sung 500 và 1000 mg EU trong 8 tuần và ba lần mỗi ngày trong 2 tuần cho thấy giảm huyết áp tối thiểu và giảm huyết áp tâm thu và tâm trương.

2. Tác dụng chống oxy hóa

Các hợp chất chống oxy hóa từ cây Đỗ trọng làm giảm mức độ của các gốc tự do và cải thiện tình trạng bệnh do stress oxy hóa gây ra. Chiết xuất EU đã được báo cáo là làm tăng hoạt động của hồng cầu, superoxide dismutase, catalase và Glutathione Peroxidase, đồng thời làm giảm nồng độ hydro peroxide và lipid peroxide trong hồng cầu, gan và thận.

3. Hoạt động kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống viêm

EU đã được báo cáo là có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm tiết các cytokine tiền viêm trong một số nghiên cứu. Dịch chiết etanol của EU ở tỷ lệ liều 0,1 và 1,0 mg/mL là 95% (v/v) đã được báo cáo là có tác dụng kháng khuẩn (chống lại Acinetobacter baumannii và Staphylococcus aureus ) và kháng nấm (chống lại Aspergillus fumigatus ).

4. Tác dụng chống béo phì

Người ta đã chứng minh rằng cả chiết xuất lá Đỗ trọng (ELE) và bột lá xanh Đỗ trọng (EGLP) đều làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và mô mỡ trắng (WAT) ở chuột ICR cái được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo (HFD). Tác dụng chống béo phì của chiết xuất lá xanh Đỗ trọng (EGLE) có liên quan đến các hợp chất khác nhau như axit geniposidic, asperuloside và axit chlorogenic được phân lập từ chiết xuất.

5. Tác dụng bảo vệ thần kinh

Chiết xuất vỏ thân của EU thể hiện đặc tính ức chế acetylcholinesterase trong ống nghiệm (172  μg /mL) IC 50 và tác dụng bảo vệ thần kinh chống lại các protein beta-amyloid. Nó cũng ức chế 30–70% khả năng gây độc tế bào và hiệu quả của các dấu ấn sinh học oxy hóa khi áp dụng ở nồng độ 2,5  μg /mL.

6. Điều chế trao đổi chất và xương

Chiết xuất vỏ cây Đỗ trọng có thể được sử dụng trong việc kiểm soát bệnh loãng xương. Điều này là do chiết xuất Đỗ trọng gây ra sự giải phóng hormone tăng trưởng, tham gia tích cực vào các cơ chế khởi tạo nguyên bào xương, tăng cường quá trình tạo xương, giảm tế bào hủy xương và do đó ngăn ngừa quá trình hủy xương.

7. Thuộc tính phytoestrogen

Vỏ cây đỗ trọng chứa isoflavonoid, có đặc tính giống như estrogen, liên kết với các thụ thể estrogen của con người, đã được báo cáo là có tác dụng tăng cường nội tiết tố nữ. Chiết xuất Ethanol của Eucommia Vỏ cây được báo cáo là gắn một cách yếu vào các thụ thể androgen đã hoạt hóa có ái lực cao và tạo ra Testosterone với tỷ lệ 5–25 ng/mL trong các tế bào COS-7 của động vật có vú.

8. Tác dụng bảo vệ gan

Kết quả đã chứng minh rằng Eucommia ulmoides Oliv. chiết xuất vỏ não (EUCE) làm giảm đáng kể sự tích tụ lipid ở gan gây ra bởi CCl 4 . EU tăng cường hoạt động của enzyme lysosomal làm giảm nhu cầu gấp protein dẫn đến giảm căng thẳng ER. Bài tiết ApoB được cải thiện do tác động của căng thẳng ER; cùng với đó, nó điều chỉnh quá trình chuyển hóa sinh học của CCl 4 và kết quả là ức chế sự tích lũy ROS.

Liều dùng & cách dùng

Trong Bản thảo cương mục có ghi chép: “Bàng Nguyên Anh kể lại: Xưa có người thiếu niên mới lấy vợ bị bệnh yếu chân đi không được, uống các thuốc không khỏi, sau có lương y Tôn Lãm bắt mạch đoán rằng bệnh đó là do thận hư, cho uống Đỗ trọng chỉ trong 10 ngày là khỏi”. Dùng riêng Đỗ trọng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng: ngày uống 5 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm với rượu.

Tại Liên Xô cũ từ năm 1951 đã công nhận Đỗ trọng là một vị thuốc chính thức để điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc rượu Đỗ trọng (20% trong rượu 300ml).

Bài thuốc phổ biến từ Đỗ Trọng

Một số công dụng tuyệt vời từ Đỗ Trọng

Một số công dụng tuyệt vời từ Đỗ Trọng

Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương:

  • Đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, đương quy, thục địa, ba kích, cẩu tích, cốt toái bổ, mạch môn, hoài sơn, mỗi vị 12g. sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong. Mỗi ngày dùng 15-20g, chia 2 lần.
  • Đỗ trọng 16g, cẩu tích 12g, củ mài 12g, bổ cốt toái 16g, tỳ giải 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ gối hạc 12g, dây đau xương 12g. Sắc uống.

Chữa đau vùng thắt lưng (Hải Thượng Lãn Ông):

  • Đỗ trọng, hạt quýt, mỗi vị 80g. Sao tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu.
  • Đỗ trọng, tỳ giải, rễ cây câu kỷ. Sắc cách thủy với rượu, uống hàng ngày.

Chữa ra mồ hôi trộm (Hải Thượng Lãn Ông): Đỗ trọng, mẫu lệ (vỏ hàu), lượng bằng nhau. Tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần 1 thìa.

Chữa phụ nữ sẩy thai quen lệ (uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng): Đỗ trọng, cẩu tích, ba kích, thục địa, ví bò, củ gai bánh, đương quy, tục đoạn, ý dĩ sao, mỗi vị 10g. Sắc uống.

Chữa động thai và các bệnh sau khi sinh đẻ: Đỗ trọng, táo tàu, giã và làm thành viên bằng hạt đậu. Ngày y=uống 2 lần, mỗi lần 10 viên.

Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bí chướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Bài thuốc Tư bồi trĩ dưỡng phương ( Hải Thượng Lãn Ông): Đỗ trọng 4g, thục địa 8g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, phục linh 4g, ngưu tất 4g, mẫu đơn 3g, trạch tả 3g, ngũ vị 2g, phụ tử chế 1,2g, nhục quế 0,8g. Sắc uống.

Chữa chảy máu não và các di chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp (Bài thuốc Trung Quốc): Đỗ trọng 12,5g, lá sen 15,5g, sinh địa 10g, mạch môn 10g, tang ký sinh 10g, bạch thược 16g, cam thảo 15,5g. Sắc và chia uống trong ngày. Ba ngày sau khi bắt đầu điều trị, huyết áp hạ đáng kể. Sau 5-6 ngày bệnh nhân nói tốt hơn và cử động được.

Chữa tăng huyết áp ( Bài thuốc Trung Quốc): Đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g, sa nhân 6,6g, cam thảo 6,6g. Trong trường hợp bị suy tim, gia thêm quế 6,6g. Cho thêm 800ml nước, đun sôi trong 15-20 phút, chia uống làm 3 lần trong ngày.

Chữa bệnh Trichomonas ( Bài thuốc Trung Quốc): Đỗ trọng 10g, đương quy 10g, bạch thược 6g, xích thược 6g, sinh địa 10g, vỏ quít 3g, hoạt thạch 12g, bối mẫu 12g, xuyên khung 6g. Ngâm trong 500ml rượu 40 độ trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, mỗi ngày 2 lần.

Chữa âm tinh suy kiệt, đau lưng, mỏi gối, di tinh, hay sốt chiều, đổ mồ hôi trộm ( Cao đại bổ): Đỗ trọng, ngưu tất, câu kỷ tử, mỗi vị 60g, rau thai nhi (rau con so, vô bệnh) 1 bộ, hoàng bá, trần bì nướng, mỗi vị 40g, gừng khô 15g. Rau thai cắt bỏ gân màng, lấy múi đỏ tươi, ngâm rượu một đêm rồi nấu nhừ vắt lấy nước. Câu kỷ, đỗ trọng, ngưu tất, hoàng bá nấu nước đặc, trộn với nước rau thai, trần bì, gừng khô tán bột cho vào, bắc lên chảo cô cách cát cho thành cao, pha thêm 25% rượu, đựng vào chai đậy nút kỹ. Ngày 3 lần.

Chữa thận âm hư, uy nhược thần kinh, tăng huyết áp (HÀ sa đại tạo hoàn gia long cốt, mẫu lệ): Đỗ trọng 12g, rau thai nhi 1 cái, đảng sâm, thục địa, ngưu tất, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 16g, thiên môn, mạch môn, phục linh, mỗi vị 12g, hoàng bá 8g, tạo giác 4g. tán bột, làm viên, mỗi ngày uống 6-20g.

Chữa hen phế quản khi hết cơn hen (hà sa đại tạo hoàn): Đỗ trọng 60g, thục địa 80g, hoàng bá, quy bản, mỗi vị 60g, rau thai nhi khô, mạch môn, thiên môn,ngưu tất, mỗi vị 40g. Tán nhỏ làm viên, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần.

Chữa tăng huyết áp thể âm hư dương xung, hay gặp thể tăng huyết áp người trẻ, hay rối loạn tiền mạn kinh (Thiên ma câu đằng ẩm): Đỗ trọng 14g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh, ích mẫu, dạ giao đằng, mỗi vị 16g, câu đằng, phục linh, ngưu tất, hoàng cầm, mỗi vị 12g, chi tử 8g, thiên ma 6g. Nếu nhức đầu, thêm cức hoa 12g, Mạn kinh tử 12g, nế ngủ út thêm toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Chữa đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chè ép (độc hoạt ký sinh thang gia giảm): Đỗ trọng 8g, độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, đảng sâm, phục linh, bạch thược, đương quy, thục địa, đại táo, mỗi vị 12g, phòng phong, cam thảo, mỗi vị 8g, tế tân, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa viêm tắc động mạch chi (Bài bổ huyết trừ phong-thông u cao phối hợp): Đỗ trọng 16g, đan sâm, hoàng bá, mỗi vị 20g, phụ tử chế, quy bản, ý dĩ, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch thược, ngưu tất, miết giáp, hổ cốt, sinh địa, mỗi vị 16g, tùng tiệt, uy linh tiên, hồng hoa, đào nhân, mộc qua, xuyên khung, phòng kỷ, tần giao, độc hoạt, phục linh, hoàng cầm, đương quy, mỗi vị 12g, trần bì, tế tân, binh lang, quế chi, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Nấu thành cao.

Chữa đau kinh:

  • Đỗ trọng 8g, đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn,hoàng kỳ, thục địa, phá cố chỉ, mỗi vị 12g, đương quy, xuyên khung, a giao, ngải cứu, mỗi vị 8g (Tam tài đại bổ hoàn).
  • Đỗ trọng 8g, thục địa, bạch truật, đảng sâm, tục đoạn, mỗi vị 12g, đương quy, xuyên khung, bạch thược, phục linh, hương phụ, mỗi vị 8g, cam thảo 4g (Bát trân thang thêm hương phụ, đỗ trọng, tục đoạn).

Chữa động thai, có ra máu do khí huyết hư (Thai nguyên ẩm): Đỗ trọng 12g, đảng sâm 16g, bạch thược, thục địa, mỗi vị 12g, đương quy 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa động thai do chấn thương, ngã vấp, mang nặng gây đau lưng, ra máu: Đỗ trọng 8g, tang ký sinh 16g, bạch tược, tục đoạn,mỗi vị 12g, rễ cây gai 10g, đương quy, a giao, mỗi vị 8g.

An thai ẩm: Đỗ trọng 8g, đảng sâm 16g, thục địa, bạch thược, bạch truật, tục đoạn, mẫu lệ, hoàng kỳ, mỗi vị 12g, đương quy, hoàng cầm, ngải diệp, địa du, hương phụ, mỗi vị 8g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g.

Cách ngâm rượu đỗ trọng

Rượu đỗ trọng khi phối hợp cùng Ngưu Tất giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp giảm các cơn đau xương khớp, tăng sức đề kháng cho cơ thể,

Cách ngâm rượu như sau: Chuẩn bị khoảng 60g đỗ trọng, ngưu tất, Sinh Địa, kỷ tử, đương quy, thổ ngũ gia bì, 120g thổ Phục Linh và 2,5 lít rượu trắng. Đem các nguyên liệu rửa sách, thái lát rồi cho vào bình thủy tinh đã rửa sạch, rồi đậy kín ngâm 5-7 ngày. Mỗi ngày dùng 20-30ml, 2 lần 1 ngày sẽ hiệu quả.

Lưu ý:

Hiện nay ở Việt Nam, ta đang khai thác vỏ một số cây với tên nam Đỗ trọng: Vỏ dày, tơ ít và ngắn hơn. Không phải vị Đỗ trọng nói ở trên. Cần nghiên cứu để xác định lại tên và giá trị chữa bệnh.

Theo các tài liệu cũ (Petelot, 1953) ở nước ta có khai thác vỏ cây cao su với tên Đỗ trọng Parameria glandulifera Benth thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Ngay ở Trung Quốc, một số tỉnh cũng dùng với tên Đỗ trọng vỏ một cây khác thuộc chi Evonymus hoặc Celastrus thuộc họ Vệ mâu Celastraceae.

Đỗ trọng là loài cây dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Đỗ trọng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn tham khảo:

https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/do-trong-vo-than
https://trungtamthuoc.com/duoc-lieu/do-trong-48
https://wikiduoclieu.org/do-trong/

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *